CHƯƠNG V
CẢNH NGỮ KHAI THỊ THIỀN GIẢ THAM CÔNG ÁN.
Khai Thị Thiền Giả Đổng Nham Đạt Không.
Thông đạt hư không ngược sóng bạt
Khéo đem gia sản đều phá sạch
Có mắt chẳng thấy, có tai điếc
Cục thịt đỏ lòm đánh mạnh thêm.
Để cho meo trắng đầy khóe miệng
Phật-pháp trần lao cùng bình đẳng
Chánh-niệm, mũi kim đâm chẳng lọt
Da mặt sắt đúc, không nhân tình.
Phi lễ chớ dạy, nhẹ bước chân
Cử chỉ an tường phải hồi hổ
Dối đem tri kiến, vọng thân sơ
Đập nát khối nghi, phải diệu ngộ.
Chẳng vỡ khối nghi, chẳng thể thôi
Thả ra trâu cổ của Qui Sơn
Một mai xỏ mũi dắt trở về
Lấp đất che Trời một con này.
Khai Thị Thiền Giả Phong Đình Trí Kiến Tham Công-án Chữ “Vô” :
Con chó Phật-tánh không ?
Ngay đó tuyệt thân sơ
Như vào sóng ngàn tầm
Chỉ tìm cá đỏ đuôi
Có sừng chẳng phải nó
Không râu chẳng phải ly
Hữu, vô đều dẹp sạch
Dò kiếm ngọc ly long.
Lại như lửa bốn phía
Phía trước một con đường
Lùi bước bị đốt chết
Chạy ngang cũng tan thân.
Lửa dữ chẳng đình chỉ
Muốn sống chớ chần chờ.
Như đi trên miệng vực
Bể sâu một muôn trượng
Dụng ý phải như thế
Giữ lấy cái chốt linh
Có trìnhởphía trước
Nước đến tự thành ngòi.
Khai Thị Thiền Giả Trí Bạch Tham Công-án “Cục Cứt Khô” :
Thế nào là Phật ? Cục cứt khô
Đại thiên thế giới một cục sắt
Toàn thân ngồi ở trong cục sắt
Lúc chẳng được ra, nói với ai ?
Trí Bạch lễ bái.
Sư nói : Chớ lễ bái, dẫu cho lúc ra được cũng ăn ba mươi gậy.
Khai Thị Thiền Giả Trí Bật Tham Công-án“Một Câu Thoại Đầu Khởi Từ Chỗ Nào” :
Một câu thoại-đầu từ đâu khởi
Biển sâu khiến cho cạn tới đáy
Một câu thoại đầu đi về đâu
Gió xuân thổi chạm cây sen hồng
Chẳng xét đi, chỉ xét khởi
Đá sụp, vực lở, điếc hai tai
Trong mười hai thời bước chẳng dời
Như muốn dừng ở trên dao nhọn
Chỉ cần lộn ngược một phen xem
Lục địa bình nguyên cứ cất bước
Nam nhi lập chí nên như thế
Ai nói bắt rồng, vuốt râu cọp
Hỏi đường Đài Sơn như thế nào ?
Chỉ ở thôn xa hãy đi thẳng.
Khai Thị Cư-sĩ Tâm Dương Tham Công-án “Không Tung Tích” :
Không tung tích, chớ ẩn thân
Dựng thẳng xương sống, hành như thế
Vách sắt, núi bạc đều dựa ngã
Mấy lần hoan hỷ, mấy lần sân.
Chỗ ẩn thân không tung tích
Đừng hướng hư không tìm dấu chim
Buông bỏ mặt sắt của mẹ sanh
Tật lê đổ ra nước vàng ròng
Xem qua xét lại, chẳng dạy nhiều.
Lo gì Chúng-sanh với Phật, Ma
Chỉ cần một ngụm đều nuốt hết
Giọt nước trở thành sóng mấy trượng
Đi cũng tham, ngồi cũng cứu
Đá võ ngón tay đều phương tiện
Cỡi ngược ngựa sắt lên Tu-di
Suốt đời chẳng nên theo sau người.
Khai Thị Giám Viện Chiếu Khán Công-án “Muôn Pháp Quy Về Một” :
Muôn pháp quy về một, một quy về chỗ nào ?
Nhướng đôi lông mày như đống lửa lớn
Sống cùng nó đồng sống, chết cùng nó đồng chết
Đi cùng nó đồng đi, đứng cùng nó đồng đứng
Chóng khởi nghi-tình, chớ sanh sợ hãi
Như gặp địch thủ dữ dằn chẳng rảnh màng đến việc gì khác
Gặp cảnh thuận nghịch cần phải khéo hồi hổ
Chẳng biết chỗ về thì theo việc khác
Đập vỡ núi Thiết vi, ngồi xổm trong kho báu
Chớp mắt cùng nhướng mày toàn cơ bày lộ liễu
Áo vải Thanh Châu nặng bảy cân
Trước cửa ngàn cây đào như cũ.
Khai Thị Thiền Giả Phổ Châu Tham Công-án “Niệm Phật” :
Một câu A-di-đà
Như Châu bỏ vào nước đục
Châu bỏ vào nước tự trong
Phật niệm, vọng tâm liền dứt
Nước tự trong râu ria soi thấy
Bặt mảy trần, mường tượng biết được mặt mẹ sanh
Dang cặp lông mày để làm gì ?
Vọng liền dứt, đầm sâu muôn dặm chẳng thấy đáy
Cành san hô trên pha lê xanh biếc
Tuyết giá, băng khô chỉ thế ấy
Chỉ thế ấy, niệm liền không
Canh ba, đầu hôm, mặt trời mọc
Cõi Liên Hoa áo báu, đất vàng
Muôn dòng toàn về trong chỗ chỉ
Trong chỗ chỉ không niệm này
Không niệm, không niệm thành một phiến
Lộ trình mười vạn lập tức biết
Căn,trần,ấm,giới là điện ma-ni
Điện ma-ni sáng rỡ rỡ
Phật-pháp, trần duyên đều chiếu rõ
Chuyển vị, xoay cơ việc thế nào ?
Ôi ! Sống cũng chẳng nói, chết cũng chẳng nói.
Khai Thị Thiền Giả Quán Như Khán Công-án “Trước Khi Cha Mẹ Chưa Sanh” :
Trước khi cha mẹ chưa sanh
Ai là bản lai diện mục ?
Buông bỏ tâm can sắt
Đề khởi kiếm xuy mao (thổi lông)
Thế-pháp và trần duyên
Như mồi vào ngọn lửa
Vô lượng cửa Diệu-pháp
Tham-thiền linh nghiệm nhất
Chỉ đề câu thoại đầu
Chẳng rơi vào phương tiện
Vạn biệt cùng thiên sai
Đều tan vào một niệm
Trước núi muôn tầm, nước trong đứng lặng
Một bầu trời trong, mây đùn lớp lớp
Đến chỗ này ắt trăng tâm riêng tròn sáng một mình
Dám nói : Linh minh hiển hiện, ánh sáng nuốt muôn cảnh, cảnh chẳng phải ánh sáng
Lại cười : Sông lặng sạch như dãy lụa mà chẳng phải lụa
Chỉ một đường lại phải vào lửa để trui luyện
Lỗ kim nhỏ lúc kim vàng lộ lỗ trôn
Vải Tô Châu cũng là lụa Dương Châu
Tham !
Khai Thị Thiền Giả Tông Diệu Nguyện Tham Công-án “Suốt Một Ngàn Ngày” :
Người khéo tấn đạo ngàn ngày công
Xu hướng như nuốt lật cước bồng
Trong chỗ thanh tịnh vừa mống niệm
Núi Tu-di cách ở bên trong
Một câu thoại đầu như cục sắt
Phật-pháp trần lao đều ngăn dứt
Hôn trầm tán loạn thành khối đi !
Chỉ cần khẩn thiết thêm khẩn thiết
Ngàn ngày đồng như trong khoảnh khắc
Đường tâm nẻo ý tuyệt lại qua
Dang cả hai chân vượt lên trên
Lửa nóng, băng lạnh không xá kể
Toàn thân xong vào nước vô sanh
Khéo thoát ra ngoài quy tắc hữu vô
Lấp bít hư không, chẳng màng người
Mới biết đại địa như dầu hắc
Trở mình cầm gậy sống như rồng
Thấu biển xuyên núi chấn cổ phong
Đây là chuyển động sức tam-muội
Pháp-giới, đầu lông dùng chẳng cùng
Còn việc rốt sau phải hướng thượng
Huyền diệu,cơ vi đều chẳng phải
Chẳng hành chỗ của Như-lai hành
Nam nhi tự có xung thiên chí.
Đáp Quan Chủ Lục hỏi : Hành nhân tham Công-án, thoại-đầu chân thiết, chẳng rơi vào năm Ấm-ma và Ngoại-đạo của kinh Lăng Nghiêm.
Xem kỹ năm thứ Ma kể trong kinh Lăng Nghiêm chẳng ra ngoài một chữ Chấp. Như Sắc-ấm minh bạch tiêu tan các niệm cho đến người này siêu việt được kiếp trược. Xét nguyên do của nó lấy kiên cố vọng tưởng làm gốc, tức là kiên cố vọng tưởng này chẳng thể dung hòa, ở trong vọng tưởng tinh nghiên thấy việc lạ lùng hiếm có bèn cho đó là chứng Thánh, há chẳng phải là chấp ư ? Như chẳng cho là chứng Thánh thì gọi là cảnh giới lành, chẳng cho là chứng Thánh tức là chẳng chấp.
Lại trong ngũ Uẩn đều lấy hai chữ vọng tưởng để kết thúc. Một chữ chấp này đầu tiên chẳng thể phá thì vọng tưởng này là gốc rễ của Ma, gốc rễ chẳng trừ, bẻ nhánh không cho nó chẳng sanh có được chăng ? Thậm chí lợi dụng sự hư minh ăn tinh khí kia đều do vọng tưởng dẫn dắt, chứ chẳng phải Ma bên ngoài đến. Ví như cẩn thận giữ gìn cũng chỉ là trên tuyết thêm sương, đổ dầu vào lửa mà thôi.
Như hư-minh vọng tưởng ở trong Thọ-ấm, hư minh cũng là vọng tưởng. Bởi vì đầu tiên chưa đến chỗ tìm tâm chẳng có, chẳng phải vọng là cái gì ?
Như dung-thông vọng tưởng ở trong Tưởng-ấm chương đầu tiên nói : Tâm ưa thích viên minh tức là gốc vọng trước cùng cảnh dung thông bèn sanh nhiễm trước. Mười loại đều nói “Tâm ưa thích…” Bởi vì Thiên-ma từng trong cảnh viên minh đến cùng với tâm ưa thích ngẫu hợp làm ra vô biên nghiệp Ma, đâu thể cứu được. Bởi vì hành-nhân đầu tiên tọa một niệm này, vô tâm tức không thích, không thích thì một chữ chấp làm sao có ? Như chương thứ chín nói “Tâm thích nhập diệt, tham cầu cái rỗng không, sâu nhiệm…” đều là nghiệp Ma, cũng là vì ban đầu vọng tâm chẳng phá, đúng là nấu cát thành cơm, cát chẳng phải là gốc của cơm.
Như u-ẩn vọng tưởng trong Hành-ấm. Bởi Hành-ấm lấy trôi chảy đổi dời chẳng dừng làm tánh, cho nên nói : “Căn nguyên sanh diệt từ đó hiển lộ”. Vì Tưởng-ấm hết, thấy suốt căn nguyên trong Hành-ấm là niệm niệm sanh diệt chẳng dừng. Hành-nhân chẳng theo sự sanh diệt trôi chảy đổi dời, cho nên được chánh tâm đứng lặng sáng suốt. Bấy giờ Thiên-ma chẳng được cơ hội thuận tiện khuấy phá. Nhưng ở trong tánh viên nguyên lai mống tâm so đo cho nên xét đầu đuôi có nhân, không nhân… Đã có so đo thì mất Chánh-biến-tri. Hai chữ so đo từ trong u-ẩn ra. Văn kinh nói : “Xét thấy cái u thanh kia chẳng thể thấy suốt nguồn đáy”.
Như điên-đảo vọng tưởng trong Thức-ấm, nghĩa là cái then chốt lay động u-ẩn chung, sanh ra các loài thế gian, bỗng được xóa bỏ, sáu Căn rỗng lặng không còn rong ruỗi nữa, rỗng lặng vì không rong ruỗi, không rong ruỗi vì Hành-ấm hết.
Hành-ấm đã hết, thấy nghe thông nhau hỗ dụng thanh tịnh. Cho nên nói : “Cùng một các hành không còn nương vào thức nguyên nhẫn đến tịnh diệu chưa viên bèn sanh thắng giải”. Mười thứ này đều do thức tâm mà sanh thắng giải. Đã sanh thắng giải, trái xa với viên thông sanh ra các chủng loại.
Trong Thiền-môn, người khéo dụng tâm các thứ Ma đều chẳng dính dáng. Ngài Tư Đại nói : “Mười phương chư Phật bị ta một miếng nuốt ráo, chỗ nào còn có chúng sanh đểđộ”. Đây là trong địa vị Phật & Tổ lưu lại nói còn chẳng được, huống là Tà-ma Ngoại-đạo làm gì được ông. Muốn được chẳng bị Ma phá, chỉ cần toàn thân nhập lý, chẳng đợi khiển trừ, chẳng đợi gìn giữ, niệm vọng tưởng hết thì nghiệp Ma tự hết. Cổ-đức nói : “Tốt nhất ngay gốc hạ một búa, khỏi cho ngoài đốt lại sanh cành”.
Đáp : Chẳng chấp tu chứng, chẳng bỏ tu chứng.
Dưới cửacủa Tông ta không luận lợi độn, hiền ngu, chỉ cần dùng lòng tin mà vào. Đã phát khởi tâm dũng mãnh như ngồi tại vách sắt núi bạc chỉ cầu thoát ra, các tâm vọng tưởng đều không thể xâm nhập, công hạnh quán-chiếu không cần phải nhớ. Nếu được một niệm vỡ tung như vẹt mây thấy Trời, như được lại vật cũ, thì công hạnh quán-chiếu cũng không có dùng. Chỉ quý cái niệm tham-cứu khẩn thiết, tham-cứu cũng liên quan đến công hạnh, song chẳng dùng hai chữ công hạnh đặt tên. Như khám phá thế duyên, tham-cứu chí đạo cũng liên quan đến quán-chiếu, song chẳng dùng hai chữ quán chiếu đặt tên. Như kinh Viên Giác nói : “Duy trừ người Đốn-giáo cùng khắp chẳng tùy thuận”. Nếu cho quán-chiếu là sự tu hành thì có tâm năng quán năng chiếu, ắt có cảnh sở quán sở chiếu, năng sở đối lập, chẳng phải vọng là gì ? Vì thế Thiền-tông nói : “Tự mình đứng trong hư không rộng lớn, ngoài tâm không có cảnh, đem mười phương thế giới cùng thân tâm cha mẹ sanh dung thành một khối, tọa đoạn hai đầu mới được vào cửa. Một con đường hướng thượng lại cần phải tự khán, bằng không đều là kế sống của nhà quỷ, đâu có thể nói đồng với tu chứng. Nếu mập mờ lầm lạc chẳng đến chỗ này, thì gọi là tự dối. Bọn người này là bọn người đáng thương xót, thật đâu đáng kể. Ngài Nam Nhạc nói : “Tu chứng thì chẳng không, nhiễm ô thì chẳng được”. Tu ngay cái chẳng nhiễm ô này, mới gọi là viên tu, còn có chấp được chữ tu này chăng ? Chứng ngay cái chẳng nhiễm ô này, mới gọi là viên chứng, còn có chấp được chữ chứng này chăng ? Như thế thì suốt ngày tu mà không tu, quét đất, đốt hương cho đến vô lượng Phật-sự đâu bỏ phế, chỉ cần chẳng chấp tu chứng mà thôi. Bồ-tát Cửu-địa còn vô công dụng hạnh, huống là hàng Thập-địa. Cho đến hàng Bồ-tát Đẳng-giác thuyết Pháp như mưa như mây còn bị ngài Nam Tuyền quở là cùng với Đạo hoàn toàn trái, huống là hàng Thập-địa còn quán-chiếu, mà có thể so sánh sự hơn kém với Thiền-tông được hay sao ?
MƯỜI BÀI KỆ THAM THIỀN
1. Tham-thiền phải người sắt
Không luận đến kỳ hạn
Cắn chặt hai hàm răng
Chỉ cốt xong Đại-sự.
Lửa mạnh vạc dầu sôi
Hư-không đều nấu nhừ
Một mai chợt đập vỡ
Buông xuốngđượcngàn cân.
2. Tham-thiền chớ luận lâu
Chẳng cùng trần duyên hợp
Nhướng cao cặp lông mày
Hư không lật lộn ngược
Tu-di dẫm thành bụi
Ngay đây tham bốn hữu
Sắt sống chảy vàng ròng
Mới khỏi cái lỗi trước.
3. Tham-thiền chớ cẩu thả
Ngôn hạnh hợp gương xưa
Tâm thẳng như dây đàn
Chẳng khổ vì lối tẻ.
Đập nát cửa Hoàng Long
Ném tuốt lời Vân Môn
Ông Tăng nghèo nàn này
Từ nay chẳng ra cửa.
4. Tham-thiền không Chủ-tể
Chỉ cầu tâm chẳng đổi
Muôn thứ và trần lao
Bụi lốc sai biết tới
Cứng cỏi đỡ Trời cao
Mạnh dạng tát biển cả
Tuy nhiên chưa triệt đầu
Chắc chắn được đường trước.
5. Tham-thiền phải xét kỹ
Chớ tính kể công trình
Có điều thì vin điều
Không điều thì kéo lệ
Chẳng thân Phật cùng Tổ
Lo chi Kinh với Kệ
Một ngụm đều nuốt hết
Tâm không mới thi đậu.
6. Tham-thiền phát Chánh-tín
Tín-chánh động Cung-ma
Mảnh tuyết vào lò hồng
Thân trần chơi dao bén
Chỉ tìm lên đường sống
Chớ ngâm trong nước chết
Cửa lớn chợt mở toan
Nhào qua Tỳ-lô-ấn.
7. Tham-thiền chẳng phải chơi
Thời giờ qua nhanh chóng
Chí lý rất huyền áo
Đời Tần, dùi mạ vàng
Dốt thay ! Tâm trượng phu
Vào tay cần tự phán
Chớ đợi chết bối rối.
8. Tham-thiền không khéo, vụng
Một niệm quy siêu việt
Biết bóng trên ngón tay
Tìm thấy Trăng trên Trời
Bổ ngực ra lấy tim
Cạo sạch lông có máu
Thuật rõ lại ông nghe
Chẳng ngộ nói với ai.
9. Tham-thiền phải nên sớm
Chờ đợi tuổi già nua
Tai điếc, mắt lờ mờ
Sáng còn, tối khó giữ
Việc vui sướng nhất đời
Đến đây đều bỏ hết
Phật-pháp vốn không nhiều
Chỉ cần hiện tại ngộ.
10. Tham-thiền chớ trị vọng
Trị vọng vẫn thành chướng
Như muốn được cá kình
Quản chi sóng gió lớn
Chí-thế tuyệt mảy trần
Vọng tâm là gì chứ !
Thưa cùng người tham-thiền
Môn này thật đáng quý !./.