CHƯƠNG III
CẢNH NGỮ KHAI THỊ LÚC NGHI TÌNH CHẲNG KHỞI
Tham-thiền nghi-tình phát chẳng khởi bèn muốn trong giấy mực kiểm thảo văn tự, rộng cầu tri giải, đem ngôn giáo Phật&Tổ xâu vào một dây làm một cái ấn để ấn định, vừa ra một tắc Công-án bèn cho là Đạo-lý, ở trên câu thoại-đầu bổn tham chẳng thể phát khởi nghi-tình, gặp người nạn vấn thì chẳng vui, đây là tâm sanh diệt, chứ chẳng chẳng phải thiền. Hoặc tùy hỏi liền đáp, dựng ngón tay, đưa nắm tay, cầm bút viết nhanh Kệ-tụng khai-thị, khiến người tham-cứu cũng có ý vị, tự cho rằng được đại ngộ. Trái lại, chẳng biết nghi-tình phát chẳng khởi đều là Thức-tâm sai khiến như thế. Nếu chịu một niệm biết quấy, toàn thân buông bỏ, tìm gặp Thiện-tri-thức cầu con đường vào thì tốt. Bằng không, tâm sanh diệt thắng lướt lâu ngày thành ra Ma dựa chẳng có thể cứu.
Tham-thiền nghi-tình phát chẳng khởi ở trên cảnh duyên sanh nhàm lìa, thích đến chỗ tịch tịnh không người để ngồi bèn lấy đắc lực, cảm thấy có ý tứ, vừa gặp chỗ hơi động một chút, tâm liền chẳng vui, đây là tâm sanh diệt, chứ chẳng phải thiền. Ngồi lâu ắt cùng với tịnh cảnh tương ưng; mờ mịt vô tri, bặt dứt đối đãi, dẫu được thiền-định ngưng tâm bất động, thì cũng đâu khác chi với Tiểu-thừa. Vừa cảnh duyên ắt chẳng tự tại, nghe tiếng thấy sắc ắt sanh sợ hãi. Lo vì sợ hãi nên Ma có dịp khuấy rối. Do vì sức Ma nên làm các điều bất thiện, một đời tu hành trở thành vô ích, đều là do lúc ban đầu chẳng khéo dụng tâm, chẳng khéo khởi nghi-tình, chẳng chịu gặp Thiện-tri-thức, chẳng chịu tin Thiện-tri-thức. Ở trong chỗ tình lặng gắng gượng mà làm Chủ-tể, dẫu gặp Thiện-tri-thức, chẳng chịu một niệm biết quấy, ngàn Phật ra đời cũng không làm sao cứu được !
Tham-thiền nghi-tình phát chẳng khởi, đem tâm tình thức vọng tưởng đè nén khiến vọng tâm chẳng khởi, đến chỗ chẳng khởi ắt lóng đứng lặng lặng thuần thanh tuyệt điểm cho đó là công phu. Vừa gặp Thiện-tri-thức điểm nhằm chỗ đau như đè trái bầu trên mặt nước, đây là tâm sanh diệt chứ chẳng phải thiền. Bởi vì đầu tiên chẳng chịu tham thoại-đầu khởi nghi-tình, dẫu cho đè nén được đến mức thân tâm chẳng khởi thì cũng như đá đè cỏ. Nếu chết được thức tâm thành đoạn diệt rồi, chính là rơi vào Ngoại-đạo không-vong.
Nếu đoạn diệt chẳng được, lúc gặp cảnh duyên liền dẫn khởi thức tâm, ở chỗ lóng lặng tuyệt điểm cho là chứng Thánh tự cho rằng được đại ngộ. Phóng túng thì thành điên cuồng, chấp trước thì thành Ma, ở trong Thế-pháp lừa dối kẻ không biết, tạo ra tội nặng là làm lui sụt lòng tin của người và chướng Đạo-bồ-đề.
Tham-thiền nghi-tình phát chẳng khởi, đem thân tâm thế giới thảy đều bỏ hết thành không. Không thì không có chỗ quản đới, không có chỗ nương tựa, chẳng có thân tâm, chẳng thấy có thế giới, chẳng phải trong, chẳng phải ngoài, đều là một cái không, cho cái không là thiền, cho rằng không là Phật. Đi cũng là không, ngồi cũng là không, nhất thiết đều không. Đi đứng nằm ngồi như đi trong hư không, đây là tâm sanh diệt chứ chẳng phải thiền. Chẳng chấp ắt thành ngoan không mờ mịt vô tri. Chấp trước ắt thành Ma tự cho là đại ngộ. Trái lại chẳng biết là không dính dáng gì với việc tham-thiền. Nếu quả thật người tham-thiền phát khởi nghi-tình, một câu thoại-đầu như Ỷ-thiên trường kiếm chạm nằm mũi nhọn của nó thì tán thân mất mạng. Nếu chẳng như vậy, dẫu cho được không đến mức một niệm chẳng khởi, cũng chỉ là không vô sở tri, chứ chẳng phải cứu cánh.
Tham-thiền nghi-tình phát chẳng khởi bèn đem thức tâm cân nhắc xuyên tạc Công-án Cổ-nhân cho đây là toàn đề, là bán đề, là hướng thượng, là hướng hạ, là quân, là thần, là lời kiêm đới, là lời bình thật, tự cho rằng kiến-giải của mình không ai bằng. Dầu mỗi mỗi nói được Đạo-lý, cùng với Cổ-nhân chung một miệng nhả khí, đây là tâm sanh diệt chứ chẳng phải thiền. Trái lại, chẳng biết một ngôn một ngữ của Cổ-nhân như nhai cuộn tơ khiến người nuốt chẳng xuống, nhả chẳng ra, đâu để cho người ta sanh ra nhiều tri giải dẫn khởi Thức-tâm. Nếu nghi-tình phát khởi, toàn thân ngộ nhập thì cái Thức-tâm tri giải này chẳng đợi ông chết đi tự nhiên cũng yên.
Tham-thiền nghi-tình phát chẳng khởi, xem thân tâm thuần là giả duyên, trong ấy tự có một vật qua lại hay động, hay tịnh, không hình không tướng, ở đầu cửa sáu căn phóng quang động địa, buông ra ắt giáp sa giới, thâu lại ắt chẳng lập mảy trần, nhằm vào chỗ ấy nhận định, chẳng chịu khởi nghi-tình, chẳng chịu tham-cứu, rồi cho là người xong việc, đây là tâm sanh diệt chứ chẳng phải thiền.
Trái lại, chẳng biết tâm sanh tử chẳng vỡ, lấy những thứ này làm khoái ý, chính là đùa với Thức-thần, một mai nhãn quang lạc địa, làm chủ chẳng được bị Thức-thần lôi đi theo nghiệp thọ báo. Nếu nghiệp thiện nhiều ắt sanh trong Trời người, đến khi bốn tướng, ngũ suy kéo đến bức bách, bèn cho rằng Phật-pháp không linh nghiệm. Do đây phỉ báng Phật-pháp bị đọa vào trong đường Địa-ngục, Ngạ-quỷ biết bao nhiêu kiếp mới được trồi đầu. Do đó xét thấy, tham-thiền cần phải gặp Thiện-tri-thức, nếu tự làm Chủ-tể đều dùng chẳng được.
Tham-thiền nghi-tình phát chẳng khởi, bèn nhận lấy cái mắt hay thấy, tai hay nghe, lưỡi hay nói, mũi hay ngửi, tay hay nắm, chân hay đi cho là một Chân-tánh-linh của mình. Nhằm vào trong ấy suy lường cho là cửa ngộ, gặp người thì trợn mắt, nghiêng tai, tay chỉ, chân đá cho đó là Phật-pháp, đây là tâm sanh diệt chứ chẳng phải thiền; Cổ-nhân gọi là như người mắc bệnh kinh phong.
Lại nói : Ở trên thiền-sàn tương tự như làm trò Quỷ, diễn tới diễn lui, diễn tới lúc tứ Đại phân tán, ắt diễn chẳng được. Còn có một bọn người ác kiến cho đó là kỳ đặc trao truyền cho nhau, thọ nhận sự cúng dường của người mà không biết hổ thẹn, gặp người hỏi Pháp thì hét to một tiếng, cười to một tràng. Trái lại chẳng biết từ xưa đến nay chưa từng tham-cứu, mạng-căn chưa cắt đứt, dẫu là việc thiện, đều là nghiệp Ma, chẳng phải cứu-cánh.
Tham-thiền nghi-tình phát chẳng khởi, bèn muốn làm công hạnh hữu vi, hoặc làm giải thoát, hoặc hành khổ hạnh, mùa đông chẳng hơ lửa, mùa hạ chẳng quạt mát. Người đến xin y phục liền cởi hết đem cho, cam tâm chết đói, cho đó là giải thoát. Còn nhiều điều nữa, chẳng thể nói hết. Tóm lại mà luận thì đều là bị cái tâm háo thắng sai khiến lừa gạt kể không biết. Kẻ không biết kia cho người đó là Phật sống, là Bồ-tát, rồi suốt đời hầu hạ cúng dường. Trái lại, chẳng biết trong Giới Phật gọi là nghiệp ác luật nghi tuy là trì Giới mà mỗi bước kết tội. Lại có một bọn người thiêu thân, đốt tay, lễ Phật, cầu sám hối, cho đó là công khóa, đối với Thế-pháp thì đó cũng là việc tốt, song ở trong tham-cứu chẳng có ích gì ? Cổ-đức nói : “Cốt đừng ở trên cơ cảnh khác cầu”. Lễ Phật là cơ cảnh, cầu sám hối là cơ cảnh, tất cả việc tốt trong Phật-pháp đều là cơ cảnh. Chẳng phải tôi dạy ông chẳng làm tất cả việc thiện, song chỉ cần dụng tâm một chỗ thì tất cả việc thiện này đều hay trợ phát vun bồi thiện căn, mai kia con mắt Đạo chợt mở, thì đốt hương, quét đất đều là Phật-sự.
Tham-thiền nghi-tình phát chẳng khởi, bèn muốn ngông nghênh, hoạt bát, gặp người thì tự ca, tự múa, tự mừng, tự vui. Hoặc bên suối dưới rừng, ngâm vịnh nói cười. Hoặc nơi chợ búa phố phường đi ngang đi dọc tự cho là người xong việc, thấy Thiện-tri-thức mở Tòng-lâm, lập quy-cũ, hoặc tọa thiền, hoặc niệm Phật, hoặc làm tất cả việc thiện thì vỗ tay cười lớn, sanh tâm khinh mạn, phỉ báng. Tự chẳng thể hành Đạo, lại làm chướng người hành Đạo. Tự chẳng thể tụng Kinh lễ Sám. Tự chẳng thể tham-thiền, lại làm chướng người tham-thiền. Tự chẳng thể khai mở Tòng-lâm. Tự chẳng thể thuyết Pháp, lại làm chướng người thuyết Pháp. Phàm có Thiện-tri-thức xuất thế, bày ra có vài câu vấn nạn ở trước chúng Trời người, đáp hơn một câu, hỏi hơn một câu, hét một tiếng, đánh một tát. Thiện-tri-thức thấy người đó tương tợ như Quỷ lộng, hoặc chẳng thèm biết tới, người đó bèn nói với mọi người rằng : “Thiện-tri-thức ấy chẳng hội cái Đạo-lý này. Khổ thay ! Khổ thay !” Đây là tâm sanh diệt thắng lướt, lâu ngày ắt rơi vào đường Ma tạo nghiệp lớn vô cùng, hưởng phước mà hết, bị đọa vào địa ngục vô-gián. Tuy là nhân thiện mà chiêu lấy quả ác. Buồn thay !
Tham-thiền nghi-tình phát chẳng khởi, cảm thấy sống chung với bất tiện, quá câu thúc, quá phiền phức, bèn muốn vào núi sâu chỗ không có người để tịnh, hoặc nhập thất để tịnh. Ban đầu còn gắng làm Chủ-tể, nhắm mắt ngưng tâm, ngồi kiết-già chấp tay hạ thủ công phu hoặc một năm, hai năm, một tháng, hai tháng chẳng thấy kết quả. Lại có một bọn người được hai ba ngày, ngồi chẳng nổi nữa, hoặc xem sách, hoặc ngông nghênh, hoặc làm Kệ làm thơ, hoặc đóng cửa ngủ, ngoài hiện oai nghi, bên trong là trần tục. Lại có một bọn thiếu niên xấu, chẳng biết liêm-sĩ, chẳng tin nhân-quả, lén làm dâm dục, gặp người thì khua môi thả ý dối gạt kẻ không biết, tự nói : “Tôi đã từng gặp Thiện-tri-thức, tôi được Pháp-thượng-nhân”. Kẻ không biết tin nhận, cùng bọn đó qua lại kết làm bạn đạo, hoặc dụ làm đồ đệ, người trên làm kẻ dưới bắt chước, tự chẳng biết quấy, chẳng chịu phản tỉnh. Chẳng chịu gặp Thiện-tri-thức, dối tự tôn tự đại thành ra tội Đại-vọng-ngữ. Bọn này thật là người đáng thương xót. Nay người chán Đại-chúng muốn ở Thất riêng đâu chẳng kinh sợ ư ? Nếu người chân chánh học Đạo thận trọng chớ để nảy ra cái ý niệm này. Tốt nhất nên ở trong Chúng tham-cứu, huynh đệ cảnh giác nhau, dẫu chẳng ngộ Đạo quyết cũng chẳng rơi vào lối này. Người học chẳng thể chẳng cảnh giác !