Góp nhặt sừng thỏ lông rùa
- Thứ hai - 25/03/2013 04:25
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Phật-pháp là Pháp-bất-nhị, tâm trí không thể đến được, nhưng người đời nay ưa thích đem tâm trí suy lường lời Phật - Tổ, nên không đến được chỗ rốt ráo giải thoát. Chúng tôi góp nhặt những lời chân thật của Phật Tổ và Thánh Hiền để chứng tỏ : “TÂM NGÔN LỘ TUYỆT”. Thích Duy Lực
TÂM NHƯ HƯ KHÔNG VÔ SỞ HỮU
Nguồn gốc của Phật-pháp là Tâm
Nguồn gốc của Vũ-trụ cũng là Tâm
Người học Phật-pháp phải biết nguồn gốc :
Chính là Tâm mình chớ chẳng phải ai khác.
Nguồn gốc của Vũ-trụ cũng là Tâm
Người học Phật-pháp phải biết nguồn gốc :
Chính là Tâm mình chớ chẳng phải ai khác.
Bản thể của Tâm vô-sở-hữu tức là trống rỗng, vì trống rỗng nên gọi là Tánh-không, vì tánh không nên trùm khắp không-thời gian. Cùng khắp không gian thì chẳng có khứ lai nên gọi là Như-lai, nghĩa là đúng như bản lai, cùng khắp thời gian thì chẳng có gián đoạn sinh diệt nên gọi là Niết-bàn.
Vì trống rỗng vô-sở-hữu chẳng có chỗ để trụ nên gọi là Vô-sở-trụ, vì trống rỗng vô trụ thì chẳng thể trói buộc nên gọi là Giải-thoát. Nghĩa chữ Phật là Giác-ngộ, tâm của chúng sanh đều có tánh giác ngộ nên gọi là Phật-tánh, cũng gọi là Bồ-đề, Bồ-đề nghĩa là Giác-ngộ. nói tóm lại, danh từ thì có muôn ngàn sai biệt khác nhau nhưng nghĩa thì chẳng khác, chỉ là hiển bày thể-dụng của Tâm mà thôi.
Vì Tâm vô-sở-hữu thì chẳng thể kiến lập, nên Phật nói là Vô-thủy chẳng có bắt đầu, cũng gọi là Vô-sanh, vì có sanh là có bắt đầu. vì vô-sinh thì không thể kiến lập, nếu có thể kiến lập ắt có sự sanh khởi và bắt đầu, cho nên người chứng quả gọi là ngộ Pháp-vô-sanh, cũng gọi là chứng Vô-sanh-pháp-nhẫn. Nói một cách khác, tất cả Kinh Phật đều dùng sự hiểu biết của chúng sanh để chứng tỏ tất cả sự vật qua ý-thức của bộ não nhận biết đều chẳng phải thật, nên nói tất cả do Tâm tạo. Vì Tâm có thể tạo là có kiến lập, tức là chẳng phải thật vậy.
Bốn bài Kệ nói về cái Tri của Chơn-như Phật-tánh :
Vì trống rỗng vô-sở-hữu chẳng có chỗ để trụ nên gọi là Vô-sở-trụ, vì trống rỗng vô trụ thì chẳng thể trói buộc nên gọi là Giải-thoát. Nghĩa chữ Phật là Giác-ngộ, tâm của chúng sanh đều có tánh giác ngộ nên gọi là Phật-tánh, cũng gọi là Bồ-đề, Bồ-đề nghĩa là Giác-ngộ. nói tóm lại, danh từ thì có muôn ngàn sai biệt khác nhau nhưng nghĩa thì chẳng khác, chỉ là hiển bày thể-dụng của Tâm mà thôi.
Vì Tâm vô-sở-hữu thì chẳng thể kiến lập, nên Phật nói là Vô-thủy chẳng có bắt đầu, cũng gọi là Vô-sanh, vì có sanh là có bắt đầu. vì vô-sinh thì không thể kiến lập, nếu có thể kiến lập ắt có sự sanh khởi và bắt đầu, cho nên người chứng quả gọi là ngộ Pháp-vô-sanh, cũng gọi là chứng Vô-sanh-pháp-nhẫn. Nói một cách khác, tất cả Kinh Phật đều dùng sự hiểu biết của chúng sanh để chứng tỏ tất cả sự vật qua ý-thức của bộ não nhận biết đều chẳng phải thật, nên nói tất cả do Tâm tạo. Vì Tâm có thể tạo là có kiến lập, tức là chẳng phải thật vậy.
Bốn bài Kệ nói về cái Tri của Chơn-như Phật-tánh :
1. Nếu dùng Tri tri Tịch.
Chẳng phải Vô-duyên-tri.
Như tay cầm Như-ý,
Phi tay chẳng Như-ý (chẳng phải tay không cầm Như-ý).
2. Nếu dùng Tri tri Tri,
Chẳng phải Vô-duyên-tri.
Như tay tự tác quyền,
Phi tay chẳng tác quyền.
3. Chẳng dùng Tri tri Tịch,
Cũng chẳng tự tri Tri,
Chẳng phải là vô tri,
Vì Tự-tánh rõ ràng,
Chẳng đồng như gỗ đá.
4. Tay chẳng cầm Như-ý,
Cũng chẳng tự tác quyền,
Chẳng phải là không tay,
Vì tay vẫn an nhiên,
Chẳng đồng như sừng thỏ.
Chẳng phải Vô-duyên-tri.
Như tay cầm Như-ý,
Phi tay chẳng Như-ý (chẳng phải tay không cầm Như-ý).
2. Nếu dùng Tri tri Tri,
Chẳng phải Vô-duyên-tri.
Như tay tự tác quyền,
Phi tay chẳng tác quyền.
3. Chẳng dùng Tri tri Tịch,
Cũng chẳng tự tri Tri,
Chẳng phải là vô tri,
Vì Tự-tánh rõ ràng,
Chẳng đồng như gỗ đá.
4. Tay chẳng cầm Như-ý,
Cũng chẳng tự tác quyền,
Chẳng phải là không tay,
Vì tay vẫn an nhiên,
Chẳng đồng như sừng thỏ.
Ghi chú : Chánh-tri-kiến của phật-tánh không có nhân duyên đối đãi nên gọi là Vô-duyên-tri.
Lược giải : Bốn bài Kệ trên của ngài Huyền-giác dùng cánh tay để thí dụ vô duyên tri của Phật-tánh, cũng gọi là Chánh-biến-tri, cũng gọi là Trí-bát-nhã. Kinh Lăng Nghiêm nói : Tri kiến lập Tri tức vô-minh bổn. Nay ngài Vĩnh Gia dùng cánh tay để thí dụ sự Tri chẳng thể kiến lập, vì có kiến lập thì có nhân duyên đối đãi, chẳng thể gọi là Vô-duyên-tri.
Nói “vô duyên” là không có nhân duyên đối đãi, như bài Kệ thứ nhất : Nếu kiến lập sở tri, dù sở tri là tịch lặng, những người tu đến mức độ tịch lặng cảm thấy thanh thanh tịnh tịnh, tự cho là cao lắm mà chẳng biết hễ kiến lập sở tri thì có năng sở đối đãi, chướng ngại sự dụng hoạt bát vạn năng của Bản-tri (Vô-duyên-tri), như tay cầm cây Như-ý thì trụ nơi ngoại cảnh, đánh mất sự dụng hoạt bát vạn năng của tay, tay chẳng cầm bút Như-ý thì muốn lấy gì cũng được, hễ tay cầm cây Như-ý rồi thì lấy gì cũng chẳng được vậy.
Bài Kệ thứ hai là tiến thêm một bước, dù chẳng lập sở tri nhưng biết mình có năng tri vẫn là kiến lập sự tri, có tri thì có bất tri để đối đãi, nên chẳng phải Vô-duyên-tri. Như tay chẳng cầm vật bên ngoài mà tự tác quyền (tự làm nắm tay), tác quyền rồi (tức là trụ nơi cái tri của tự mình kiến lập) thì mất hết sự dụng hoạt bát vạn năng của cánh tay, nên cũng chẳng thể cầm lấy đồ vật nào cả.
Vậy chẳng biết có ngoại cảnh cũng chẳng có tự biết, người ta thường cho như thế là lọt vào vô tri như gỗ đá chẳng biết gì cả, nên có bài Kệ thứ ba : Vì Tự-tánh rõ ràng, chẳng đồng như gỗ đá. Thế thì làm sao chứng minh được ? Nên có bài Kệ thứ tư dùng cánh tay để chứng tỏ : Như tay chẳng cầm vật ngoài, cũng chẳng tự tác quyền, chẳng phải là không tay, vì tay vẫn an nhiên chẳng hề bị mất, nên chẳng đồng như sừng thỏ, vì sừng thỏ chỉ có tên gọi mà chẳng có vật thật vậy.
Hỏi : Tổ-sư-thiền dùng cái “không biết” (nghi-tình) để tu, khi đến Thoại-đầu thì sắp Kiến-tánh, sắp Kiến-tánh là “sắp biết” phải không ?
Đáp : Không thể nói là “sắp biết”, vì Bản-tri vốn vô thủy vô sanh, chưa bao giờ bị gián đoạn thì làm sao nói là sắp biết được ? Nếu bị gián đoạn rồi biết lại thì mới có thể nói là sắp biết, cũng như nói “Trời gần sáng rồi Mặt-trời sắp chiếu”, Mặt-trời có ngưng chiếu hồi nào đâu mà nói Mặt-trời sắp chiếu ? Không thấy ánh sáng Mặt-trời là vì bị che khuất chứ đâu phải Mặt-trời ngưng chiếu ! Cái Tri của con người cũng thế, không thể nói là sắp biết. Sở dĩ không hiện được Bản-tri là do ý-thức phân biệt của bộ não ham kiến lập sở hữu rồi tự che khuất, chứ cái Tri của Bản-thể vốn không bao giờ bị gián đoạn vậy.
Vì Bản-tri không gián đoạn nên thể kiến lập sự tri, nếu kiến lập sự tri tức có hai cái tri, Thiền-tông gọi là “đầu mọc thêm đầu” ấy là bệnh nặng, phải cắt mới được.
Lược giải : Bốn bài Kệ trên của ngài Huyền-giác dùng cánh tay để thí dụ vô duyên tri của Phật-tánh, cũng gọi là Chánh-biến-tri, cũng gọi là Trí-bát-nhã. Kinh Lăng Nghiêm nói : Tri kiến lập Tri tức vô-minh bổn. Nay ngài Vĩnh Gia dùng cánh tay để thí dụ sự Tri chẳng thể kiến lập, vì có kiến lập thì có nhân duyên đối đãi, chẳng thể gọi là Vô-duyên-tri.
Nói “vô duyên” là không có nhân duyên đối đãi, như bài Kệ thứ nhất : Nếu kiến lập sở tri, dù sở tri là tịch lặng, những người tu đến mức độ tịch lặng cảm thấy thanh thanh tịnh tịnh, tự cho là cao lắm mà chẳng biết hễ kiến lập sở tri thì có năng sở đối đãi, chướng ngại sự dụng hoạt bát vạn năng của Bản-tri (Vô-duyên-tri), như tay cầm cây Như-ý thì trụ nơi ngoại cảnh, đánh mất sự dụng hoạt bát vạn năng của tay, tay chẳng cầm bút Như-ý thì muốn lấy gì cũng được, hễ tay cầm cây Như-ý rồi thì lấy gì cũng chẳng được vậy.
Bài Kệ thứ hai là tiến thêm một bước, dù chẳng lập sở tri nhưng biết mình có năng tri vẫn là kiến lập sự tri, có tri thì có bất tri để đối đãi, nên chẳng phải Vô-duyên-tri. Như tay chẳng cầm vật bên ngoài mà tự tác quyền (tự làm nắm tay), tác quyền rồi (tức là trụ nơi cái tri của tự mình kiến lập) thì mất hết sự dụng hoạt bát vạn năng của cánh tay, nên cũng chẳng thể cầm lấy đồ vật nào cả.
Vậy chẳng biết có ngoại cảnh cũng chẳng có tự biết, người ta thường cho như thế là lọt vào vô tri như gỗ đá chẳng biết gì cả, nên có bài Kệ thứ ba : Vì Tự-tánh rõ ràng, chẳng đồng như gỗ đá. Thế thì làm sao chứng minh được ? Nên có bài Kệ thứ tư dùng cánh tay để chứng tỏ : Như tay chẳng cầm vật ngoài, cũng chẳng tự tác quyền, chẳng phải là không tay, vì tay vẫn an nhiên chẳng hề bị mất, nên chẳng đồng như sừng thỏ, vì sừng thỏ chỉ có tên gọi mà chẳng có vật thật vậy.
Hỏi : Tổ-sư-thiền dùng cái “không biết” (nghi-tình) để tu, khi đến Thoại-đầu thì sắp Kiến-tánh, sắp Kiến-tánh là “sắp biết” phải không ?
Đáp : Không thể nói là “sắp biết”, vì Bản-tri vốn vô thủy vô sanh, chưa bao giờ bị gián đoạn thì làm sao nói là sắp biết được ? Nếu bị gián đoạn rồi biết lại thì mới có thể nói là sắp biết, cũng như nói “Trời gần sáng rồi Mặt-trời sắp chiếu”, Mặt-trời có ngưng chiếu hồi nào đâu mà nói Mặt-trời sắp chiếu ? Không thấy ánh sáng Mặt-trời là vì bị che khuất chứ đâu phải Mặt-trời ngưng chiếu ! Cái Tri của con người cũng thế, không thể nói là sắp biết. Sở dĩ không hiện được Bản-tri là do ý-thức phân biệt của bộ não ham kiến lập sở hữu rồi tự che khuất, chứ cái Tri của Bản-thể vốn không bao giờ bị gián đoạn vậy.
Vì Bản-tri không gián đoạn nên thể kiến lập sự tri, nếu kiến lập sự tri tức có hai cái tri, Thiền-tông gọi là “đầu mọc thêm đầu” ấy là bệnh nặng, phải cắt mới được.
HAI THỨ CHIÊM BAO
1. ĐỘC ĐẦU Ý THỨC BIẾN HIỆN :
Ban đêm, thân thể chúng ta nằm trên giường nhắm mắt ngủ say, tiền ngũ thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân) đều ngưng nghỉ, duy chỉ có một mình thức thứ sáu hoạt động, biến hiện thân thể và thế giới trong chiêm bao.
Người trong chiêm bao tiếp súc mọi vật trong chiêm bao đều có cảm giác là thật, tiếp súc nóng biết là nóng, lạnh biết là lạnh, đủ thứ cảm giác buồn vui, cũng cảm thấy đau khi bị người đánh … Giả sử lúc ấy có một vị Thiện-tri-thức bảo người trong chiêm bao rằng : Tất cả những gì mà ông tiếp xúc đều chẳng có thật, kể cả thân thể của ông cũng chẳng phải thật. Đương nhiên người trong chiêm bao người trong chiêm bao chẳng chịu tin mà còn nói : Ông nói chẳng thật, nhưng tại sao khi tôi tiếp súc lại có cảm giác là có thực chất ? Nếu ông nói cơ thể của tôi cũng chẳng thật thì tại sao khi bị đánh lại cảm thấy đau ? giả thuyết của ông dù có lý nhưng tôi chẳng thể tin nỗi.
Khi người ngủ mê giật mình tỉnh dậy (Duy-thức gọi là Tự-chứng-phần), lúc ấy lập tức tự mình chứng tỏ “thế giới & người” trong chiêm bao hóa ra đều không phải thật, vì thế giới & người trong chiêm bao đều biến mất, chỉ còn lại thân thể nằm trên giường mà thôi. Ấy gọi là nhắm mắt chiêm bao.
2. ĐỐNG THỜI Ý THỨC BIẾN HIỆN :
Bấy giờ, tiền ngũ thức và ý-thức (thức thứ sáu) đều đang hoạt động, ví như nhĩ-thức nghe thấy tiếng nhưng không biết là tiếng gì, là tiếng người hay tiếng chim kêu … không phân biệt được, phải nhờ thức thứ sáu đồng thời khởi lên mới có thể phân biệt được là tiếng người và đó là tiếng của người già, trẻ, nam, nữ … nếu riêng chỉ có nhĩ-thức thì chỉ nghe được âm thanh nhưng không thể phân biệt. Nếu chỉ có thức thứ sáu thì lại chẳng thể nghe được âm thanh, cho nên hai thức phải đồng thời khởi lên mới biến hiện được, gọi là mở mắt chiêm bao.
Mọi người chỉ cho nhắm mắt chiêm bao mới là chiêm bao, còn mở mắt chiêm bao thì chẳng phải chiêm bao. Bởi do nhắm mắt chiêm bao có thể tự mình thức tỉnh và tự chứng minh được, còn mở mắt chiêm bao thì chẳng thể tự thức tỉnh, phải trải qua tu hành giác ngộ rồi mới thức tỉnh được. Ví như Tham-thiền được kiến Tánh tức là từ mở mắt chiêm bao thức tỉnh.
Mặc dù Phật Thích-ca đã giải thích rất kỹ trong các kinh Lăng Nghiêm, kinh Lăng Già, …nói hai thứ chiêm bao đều là do tâm tạo, tức tất cả do tâm tạo. nhưng đối với người chưa thức tỉnh thì họ vẫn không tin vì còn nằm trong chiêm bao, cũng như người ở trong nhắm mắt chiêm bao vậy, phải đợi khi tỉnh giấc rồi mới có thể tự chứng minh được. Duy-thức-học gọi là được tự chứng phần, cũng gọi là Kiến-tánh.
Một cái thức biến hiện là do tâm tạo, hai cái thức đồng thời biến hiện cũng là do tâm tạo. Do tâm tạo thì chẳng phải thật, chẳng phải thật nên mới gọi là chiêm bao, ấy là hai thứ chiêm bao do Thức biến hiện vậy.
Bởi do Tâm-thức của chúng ta ngày đêm hoạt động không ngừng, dĩ nhiên phải biến hiện hai thứ chiêm bao kể trên, cũng như cơ thể của chúng ta chẳng ngừng xoay chuyển ắt sẽ thấy những cảnh vật xung quanh cũng xoay chuyển theo. Cảnh vật xoay chuyển ví như sanh tử luân hồi, cơ thể xoay chuyển ví như tâm thức hoạt động, hễ tâm thức ngưng hoạt động thì sanh tử luân hồi cũng chấm dứt, ấy gọi là Niết-bàn, cũng là từ mở mắt chiêm bao thức tỉnh, Phật-pháp gọi là Giác-ngộ (Chứng-ngộ), cũng gọi là Kiến-tánh thành Phật.
Nếu chúng ta hiểu được hai thứ chiêm bao đều do Thức biến hiện thi đối với câu “chẳng có vô-minh cũng chẳng có vô-minh hết, cho đến chẳng có già chết cũng chẳng có hết già chết” của Tâm-kinh tự nhiên tin chắc chẳng còn nghi ngờ vậy.
Ban đêm, thân thể chúng ta nằm trên giường nhắm mắt ngủ say, tiền ngũ thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân) đều ngưng nghỉ, duy chỉ có một mình thức thứ sáu hoạt động, biến hiện thân thể và thế giới trong chiêm bao.
Người trong chiêm bao tiếp súc mọi vật trong chiêm bao đều có cảm giác là thật, tiếp súc nóng biết là nóng, lạnh biết là lạnh, đủ thứ cảm giác buồn vui, cũng cảm thấy đau khi bị người đánh … Giả sử lúc ấy có một vị Thiện-tri-thức bảo người trong chiêm bao rằng : Tất cả những gì mà ông tiếp xúc đều chẳng có thật, kể cả thân thể của ông cũng chẳng phải thật. Đương nhiên người trong chiêm bao người trong chiêm bao chẳng chịu tin mà còn nói : Ông nói chẳng thật, nhưng tại sao khi tôi tiếp súc lại có cảm giác là có thực chất ? Nếu ông nói cơ thể của tôi cũng chẳng thật thì tại sao khi bị đánh lại cảm thấy đau ? giả thuyết của ông dù có lý nhưng tôi chẳng thể tin nỗi.
Khi người ngủ mê giật mình tỉnh dậy (Duy-thức gọi là Tự-chứng-phần), lúc ấy lập tức tự mình chứng tỏ “thế giới & người” trong chiêm bao hóa ra đều không phải thật, vì thế giới & người trong chiêm bao đều biến mất, chỉ còn lại thân thể nằm trên giường mà thôi. Ấy gọi là nhắm mắt chiêm bao.
2. ĐỐNG THỜI Ý THỨC BIẾN HIỆN :
Bấy giờ, tiền ngũ thức và ý-thức (thức thứ sáu) đều đang hoạt động, ví như nhĩ-thức nghe thấy tiếng nhưng không biết là tiếng gì, là tiếng người hay tiếng chim kêu … không phân biệt được, phải nhờ thức thứ sáu đồng thời khởi lên mới có thể phân biệt được là tiếng người và đó là tiếng của người già, trẻ, nam, nữ … nếu riêng chỉ có nhĩ-thức thì chỉ nghe được âm thanh nhưng không thể phân biệt. Nếu chỉ có thức thứ sáu thì lại chẳng thể nghe được âm thanh, cho nên hai thức phải đồng thời khởi lên mới biến hiện được, gọi là mở mắt chiêm bao.
Mọi người chỉ cho nhắm mắt chiêm bao mới là chiêm bao, còn mở mắt chiêm bao thì chẳng phải chiêm bao. Bởi do nhắm mắt chiêm bao có thể tự mình thức tỉnh và tự chứng minh được, còn mở mắt chiêm bao thì chẳng thể tự thức tỉnh, phải trải qua tu hành giác ngộ rồi mới thức tỉnh được. Ví như Tham-thiền được kiến Tánh tức là từ mở mắt chiêm bao thức tỉnh.
Mặc dù Phật Thích-ca đã giải thích rất kỹ trong các kinh Lăng Nghiêm, kinh Lăng Già, …nói hai thứ chiêm bao đều là do tâm tạo, tức tất cả do tâm tạo. nhưng đối với người chưa thức tỉnh thì họ vẫn không tin vì còn nằm trong chiêm bao, cũng như người ở trong nhắm mắt chiêm bao vậy, phải đợi khi tỉnh giấc rồi mới có thể tự chứng minh được. Duy-thức-học gọi là được tự chứng phần, cũng gọi là Kiến-tánh.
Một cái thức biến hiện là do tâm tạo, hai cái thức đồng thời biến hiện cũng là do tâm tạo. Do tâm tạo thì chẳng phải thật, chẳng phải thật nên mới gọi là chiêm bao, ấy là hai thứ chiêm bao do Thức biến hiện vậy.
Bởi do Tâm-thức của chúng ta ngày đêm hoạt động không ngừng, dĩ nhiên phải biến hiện hai thứ chiêm bao kể trên, cũng như cơ thể của chúng ta chẳng ngừng xoay chuyển ắt sẽ thấy những cảnh vật xung quanh cũng xoay chuyển theo. Cảnh vật xoay chuyển ví như sanh tử luân hồi, cơ thể xoay chuyển ví như tâm thức hoạt động, hễ tâm thức ngưng hoạt động thì sanh tử luân hồi cũng chấm dứt, ấy gọi là Niết-bàn, cũng là từ mở mắt chiêm bao thức tỉnh, Phật-pháp gọi là Giác-ngộ (Chứng-ngộ), cũng gọi là Kiến-tánh thành Phật.
Nếu chúng ta hiểu được hai thứ chiêm bao đều do Thức biến hiện thi đối với câu “chẳng có vô-minh cũng chẳng có vô-minh hết, cho đến chẳng có già chết cũng chẳng có hết già chết” của Tâm-kinh tự nhiên tin chắc chẳng còn nghi ngờ vậy.
BÀI KỆ CỦA CỔ ĐỨC
Phong động tâm diệu thọ
Vân sánh tâm khởi trần
Nhược minh kim nhật sự,
Muội khước bản lai nhân.
Dịch nghĩa :
Gió động tâm thổi cây
Mây sanh tánh nổi trần.
Nếu rõ việc hôm nay,
Che khuất mặt bản lai.
Giảng nghĩa :
Thấy gió động, tự tâm thổi cây,
Biết mây sanh, tự tánh nổi trần.
Nếu thấy biết rõ việc hôm nay,
Tức là che khuất mặt bản lai.
Gió thổi, mây bay, cho đến Tam-tạng Giáo-điển, tất cả Phật-pháp đều là việc hôm nay.
CỨU TÂM
TÂM tại sao nói cứu ? Kỳ thật là do sự ứng dụng hằng ngày của chúng ta chỉ biết có Thân, không biết có Tâm. Xưa nay chỉ biết nói Tâm tức là Thân, Thân tức là Tâm, mê lầm cho Thân-Tâm là một thể, mà chẳng biết có vọng-tâm, có Chơn-tâm cho nên bất cứ lúc nào, nơi nào cũng hết lòng tận sức xúi giục cái tâm ngu si này, lo cho cái Thân này được thể diện, được cao sang, được vừa lòng. Cứ cho cái Thân đây cũng là ta (Tâm), đó cũng là ta, mà chẳng biết đã làm cho cái Tâm-phật của ta ẩn giấu trong tạng phủ của cái Thân này.
Tội nghiệp cho cái Tâm chẳng hiểu thấu Thân này là cái vật gì ?, cứu cánh là ai ?, tại sao phải gánh vác cho một đống thịt này ? Đi, đứng, nằm, ngồi chỗ này nói đùa, chỗ kia phá giỡn, nghe nhạc, xem hát, chỉ lo vừa lòng cho Thân làm cho cái Tâm ngày đêm bận rộn, mà chẳng biết quay đầu lại để xem xét cái Thân này là ai ? Thân chẳng màng đến cái Tâm lao nhọc mệt mỏi, cũng chưa từng cho Tâm được ngừng nghỉ chốc lát, hễ Thân có bệnh thì Tâm phải lo gấp tìm thuốc men cứu chữa cho, hễ Thân có tội thì Tâm phải lo gấp tìm cách cứu thoát cho, thân có vinh dự thì Tâm phải hoan hỷ giùm cho, để thêm vui mừng, khi Thân sắp chết thì Tâm phải lo tìm chỗ chôn cất. Cái Tâm luôn luôn vì cái Thân lo này lo kia, lo mặc lo ăn. Chỉ cho Thân này là Ta, chưa từng có giây phút nào cho Tâm là Ta. Đến khi chết xuống âm phủ, Diêm-la-vương buộc tội, không đòi buộc tội cái Thân mà đòi buộc tội cái Tâm, cho tất cả nghiệp đều do Tâm tạo, chẳng do nơi Thân. Chừng đó khóc lóc kêu oan, ai dè bận rộn đến ngày nay mới biết Tâm ta bị Thân lừa gạt ! Cái Thân đã lìa khỏi cái Tâm chẳng thở, chẳng nói, thiêu thành tro, chôn thành đất, than ôi !
Cái Tâm suốt đời bận rộn, chỉ biết lo giùm cho Thân, cuối cùng làm cho Tâm ta đọa vào Địa-ngục, khổ sở biết bao ! Đến nay mới ăn năn hối hận. Tại sao trước kia chẳng tự biết quấy ? Cứ hết lòng tận sức lo cho cái Thân ! Làm cho Tâm ta không tránh khỏi thai trâu, bụng ngựa, ngạ quỉ, súc sanh. Suy nghĩ kỹ lại thật là ngu si ! Mình cứ ở trong Lục-đạo gần gũi cái Thân này rồi đến cái Thân kia, bị Thân này Thân kia lừa gạt một lần, hai lần, ba lần v.v… biết đến khi nào mới thôi ?!
Thật là đau lòng !
Lai Quả chí thành trăm lạy, xin chư Đại-đức cứu giúp Tâm này.
Đây gọi là Cứu Tâm.
(Trich trong LAI QUẢ THIỀN SƯ NGỮ LỤC)
LÂM GIAN LỤC
Ngài Văn-thù nói : Nay làm những việc thiện vốn là chưa từng làm, tất cả pháp cũng vậy, đều đồng như trước kia. Cho nên, ngay lúc làm mà chẳng làm vì chẳng có kẻ làm, đang lúc làm mà chẳng làm vì sự làm chẳng có tự tánh, mặc cho vạn pháp tung hoành, thường đồng với vô sanh. Nên biết : Nam châm nhất định là không có hút sắt, vô minh chẳng duyên chư hạnh.
Ông Bàng Uẩn lúc lâm chung có câu Kệ rằng : Không hoa lạc ảnh, dương diệm phiên ba.
Ngài Vĩnh Minh tán thán rằng : “Lời nay chẳng lọt vào kiến chấp có và không, khéo được ý chỉ vô sanh, kẻ học nên quán sâu vào đó”.
Đại Trí Độ Luận nói : “Người thường cho đất là kiên cố, tâm vô hình thể, ấy là lời hư vọng”. Phật nói tâm lực là lớn nhất, khi hành Bát-nhã Ba-la-mật có thể làm đại địa tan rã thành vi trần.
Địa có sắc hương vị xúc, nặng nên chẳng có sở tác động, thủy thiếu hương nên tác động hơn địa, hỏa thiếu hương và vị nên có tác động hơn thủy, phong thiếu sắc hương và vị nên có tác động hơn hỏa, Tâm chẳng có sắc hương vị xúc nên sức mạnh lớn hơn cả.
Người Tâm nhiều phiền não trói buộc thì tâm lực yếu kém, kẻ thiện tâm hữu lậu, dù chẳng có phiền não nhưng vì có tâm chấp lấy pháp tướng nên tâm lực cũng còn kém. Tâm nhị thừa vô lậu dù chẳng chấp lấy tướng nhưng còn chấp lấy pháp nên tâm lực còn có số lượng, chẳng sử dụng hết được.
Chư Phật và đại Bồ-tát thường ở nơi thiền định, trí huệ vô lượng vô biên, đối với sanh tử và niết-bàn chẳng có phân biệt, tâm lực chẳng có gì chướng ngại nên trong một niệm có thể làm tan rã mười phương tất cả Hằng-hà-sa-số Tam thiên đại thiên thế giới thành bụi nhỏ. Nên biết cái sức lực của tâm lớn như thế, chỉ vì chúng sanh vọng chấp mà chẳng tự biết.
Nói tóm lại : Thật tướng của tất cả các pháp, kỳ thật chẳng có khác biệt, chỉ vì trí huệ có cao thấp nên tự cho là khác biệt mà thôi.
Tăng hỏi Ngưỡng Sơn : Hòa-thượng bình thường khai-thị cho người học, thường vẽ tướng tròn là ý chỉ thế nào ? Ấy là việc không đáng kể, nếu ông lãnh hội thì chẳng từ bên ngoài đến, nếu không lãnh hội thì cũng chẳng mất. Nay ta hỏi ông : Tham thiền học đạo vậy các bậc Tôn-túc có chỉ trên thân ông cái nào là Phật-tánh của ông, cho nói là phải hay cho nín là phải ? Nếu cho nói là phải thì như người mù mò lỗ tai, cái vòi cái răng của con voi; nếu cho nín là phải tức là vô tư vô niệm cũng như mò cái đuôi của con voi; nếu cho chẳng nói chẳng nín là Trung-đạo cũng như mò cái lưng của con voi; nếu cho tất cả đều phải như mò bốn chân con voi; nếu tất cả đều chẳng phải thì thành ra kéo con voi lọt vào “không kiến”. Chính đang lúc những kẻ mù đều nói thấy con voi, đâu có biết ở trên con voi chỉ diễn ra những tên gọi sai biệt thôi. Nếu ông thấu suốt được thì đừng nên mò con voi là tốt nhất. Chớ nên nói cái giác chiếu soi hiện nay là phải hay chẳng phải.
Bồ-đề bổn vô thị,
Diệc vô phi Bồ-đề.
Cánh mích Bồ-đề xứ,
Chung thân lụy kiếp mê.
Diệc vô phi Bồ-đề.
Cánh mích Bồ-đề xứ,
Chung thân lụy kiếp mê.
Nghĩa là giác ngộ vốn chẳng có thị phi tương đối, vì người mê chấp có ngộ thật mà muốn tìm chỗ ngộ thì sự mê từ kiếp nầy sang kiếp khác còn mãi.
Bồ-tát Long-thọ nói : “Giả sử sanh có trước, sau mới có lão tử, chẳng có lão tử mà có sanh, thì sanh chẳng có lão tử”. Nếu chẳng cần lão tử mà có sanh thì sự sanh đó độc lập, không cần có lão tử, nhưng chúng ta thấy rõ ràng sanh có lão tử, cho nên sanh có trước là không đúng. Nếu trước có lão tử, sau mới có sanh là chẳng có nhân, chẳng sanh mà có lão tử !
Nếu lấy hai bài Kệ nầy để quán sự sanh tử của chúng sanh, thì cũng như muốn tìm chỗ bắt đầu của vòng tròn là chẳng có chỗ đúng, cho nên chúng ta được biết : “Người xưa ngộ được ý này, ở nơi đi và trụ đều chẳng bị chướng ngại là do sự quán được vạn vật bất nhị mà thôi”.
Duy-ma-cật nói : Văn-thù kéo đến, chẳng có tướng đến mà đến, chẳng có tướng thấy mà thấy.
Văn-thù đáp : Đúng vậy ! này Cư-sĩ, nếu đến rồi thì chẳng còn đến nữa, nếu đi rồi thì không còn đi nữa. Tại sao ? Vì kẻ đến không có chỗ xuất phát, kẻ đi không có chỗ đến, sự đã thấy không còn thấy.
Khởi Tín Luận nói : “Nếu tâm có tướng thấy thì có cái tướng chẳng thấy. Chân tâm lìa thấy tức là cái nghĩa chiếu soi khắp nơi”. Nếu có tướng khứ lai và tướng thấy thì mất cái nghĩa chánh rồi. Cũng như người thường nói : Tánh của gió vốn là động, thật thì không đúng. Gió vốn chẳng động mà có sức làm động vạn vật. Nếu gió vốn có động thì mất tự thể, chẳng còn sức động nữa. Do đó được biết: Sự động là để tỏ bày sự chưa từng động, sự khứ lai và tướng thấy cũng vậy.
Phật xưa có bài Kệ rằng :
Bồ-tát Long-thọ nói : “Giả sử sanh có trước, sau mới có lão tử, chẳng có lão tử mà có sanh, thì sanh chẳng có lão tử”. Nếu chẳng cần lão tử mà có sanh thì sự sanh đó độc lập, không cần có lão tử, nhưng chúng ta thấy rõ ràng sanh có lão tử, cho nên sanh có trước là không đúng. Nếu trước có lão tử, sau mới có sanh là chẳng có nhân, chẳng sanh mà có lão tử !
Nếu lấy hai bài Kệ nầy để quán sự sanh tử của chúng sanh, thì cũng như muốn tìm chỗ bắt đầu của vòng tròn là chẳng có chỗ đúng, cho nên chúng ta được biết : “Người xưa ngộ được ý này, ở nơi đi và trụ đều chẳng bị chướng ngại là do sự quán được vạn vật bất nhị mà thôi”.
Duy-ma-cật nói : Văn-thù kéo đến, chẳng có tướng đến mà đến, chẳng có tướng thấy mà thấy.
Văn-thù đáp : Đúng vậy ! này Cư-sĩ, nếu đến rồi thì chẳng còn đến nữa, nếu đi rồi thì không còn đi nữa. Tại sao ? Vì kẻ đến không có chỗ xuất phát, kẻ đi không có chỗ đến, sự đã thấy không còn thấy.
Khởi Tín Luận nói : “Nếu tâm có tướng thấy thì có cái tướng chẳng thấy. Chân tâm lìa thấy tức là cái nghĩa chiếu soi khắp nơi”. Nếu có tướng khứ lai và tướng thấy thì mất cái nghĩa chánh rồi. Cũng như người thường nói : Tánh của gió vốn là động, thật thì không đúng. Gió vốn chẳng động mà có sức làm động vạn vật. Nếu gió vốn có động thì mất tự thể, chẳng còn sức động nữa. Do đó được biết: Sự động là để tỏ bày sự chưa từng động, sự khứ lai và tướng thấy cũng vậy.
Phật xưa có bài Kệ rằng :
Có người cuốc đất lộ
Lấy làm thành pho tượng
Kẻ ngu nói tượng sanh
Người trí nói đất lộ
Sau bị quan xét ra
Lấy tượng đắp lại lộ
Tượng vốn chẳng sanh diệt
Lộ cũng chẳng mới cũ.
Lấy làm thành pho tượng
Kẻ ngu nói tượng sanh
Người trí nói đất lộ
Sau bị quan xét ra
Lấy tượng đắp lại lộ
Tượng vốn chẳng sanh diệt
Lộ cũng chẳng mới cũ.
Bài kệ của ngài Tường Công :
Hoàng Long lão Hòa-thượng
Có lời thiền sanh duyên
Sơn Tăng nối pháp Ngài
Hôm nay vì ông kể ra đến cùng tột
Kể cho ông được thấu suốt
Con mèo lại biết rình bắt chuột.
Có lời thiền sanh duyên
Sơn Tăng nối pháp Ngài
Hôm nay vì ông kể ra đến cùng tột
Kể cho ông được thấu suốt
Con mèo lại biết rình bắt chuột.
(Trích trong Ngữ-lục của thiền-sư Giác Phạm)
TRÍCH TRONG LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG CỦA TĂNG PHỤNG NGHI
(TỤC TẠNG)
(TỤC TẠNG)
“Sơ ư văn trung
Nhập lưu vong sở
Sở nhập ký tịch
Động tịnh nhị tướng
Liễu nhiên bất sanh
Như thị tiệm tăng
Văn sở văn tận”.
Đoạn này như trong kinh đã nói : “Giải thoát bước đầu tiên của căn này (nhĩ căn) được “Nhơn không” (phá được nhân Ngã chấp).
“Tận văn bất trụ
Giác sở giác không”.
Tức là trong kinh đã nói : “Tánh không” tròn đầy, sáng tỏ ; được “Pháp” giải thoát (phá được Ngã-chấp).
“Không giác cực viên
Không sở không diệt”.
Tức là trong kinh đã nói : “Giải thoát pháp chấp xong rồi thì cái “Không” cũng chẳng sanh” (phá được Không-chấp).
“Sanh diệt ký diệt
Tịch diệt hiện tiền”.
Tức là trong kinh đã nói : Do “Tam ma địa” (Chánh-định) được “Vô sanh nhẫn” (nhẫn là “nhẫn khả” tức chứng ngộ).
Nhập lưu vong sở
Sở nhập ký tịch
Động tịnh nhị tướng
Liễu nhiên bất sanh
Như thị tiệm tăng
Văn sở văn tận”.
Đoạn này như trong kinh đã nói : “Giải thoát bước đầu tiên của căn này (nhĩ căn) được “Nhơn không” (phá được nhân Ngã chấp).
“Tận văn bất trụ
Giác sở giác không”.
Tức là trong kinh đã nói : “Tánh không” tròn đầy, sáng tỏ ; được “Pháp” giải thoát (phá được Ngã-chấp).
“Không giác cực viên
Không sở không diệt”.
Tức là trong kinh đã nói : “Giải thoát pháp chấp xong rồi thì cái “Không” cũng chẳng sanh” (phá được Không-chấp).
“Sanh diệt ký diệt
Tịch diệt hiện tiền”.
Tức là trong kinh đã nói : Do “Tam ma địa” (Chánh-định) được “Vô sanh nhẫn” (nhẫn là “nhẫn khả” tức chứng ngộ).
TRÍCH KINH PHÁP HOA
PHẨM PHỔ MÔN
PHẨM PHỔ MÔN
Có Kệ rằng:
“Chơn quán thanh tịnh quán
Quảng đại trí huệ quán
Bi quán cập Từ quán
Thường nguyện thường chiêm ngưỡng”.
“Chơn-quán” là “Nhị tướng chẳng sanh”.
“Thanh tịnh quán” là “Tận văn bất trụ”, “Giác sở giác không”.
“Quảng đại trí huệ quán” là “không giác cực viên” cho đến “Tịch diệt hiện tiền”.
Với Phật Như-lai đồng một Từ lực gọi là “Từ quán", Với các chúng sanh đồng một Bi ngưỡng gọi là “Bi quán”.
“Không giác cực viên” tức là trong Kinh đã nói : Thân tâm chẳng thể đến. “Sanh diệt đã diệt” tức là trong Kinh đã nói : Sanh diệt cả hai đều lìa.
“Tịch diệt hiện tiền” tức là trong Kinh đã nói : Thế thì thường chân thật.
Lấy Kinh để chứng Kinh thì nghĩa tự đầy đủ. Ông Tô Tử Do (em của Tô Đông Pha) có luận : Lăng Nghiêm và Kim Cang là hai Kinh khế hợp nhau.
Quán-thế-âm dùng văn, tư, tu làm đệ nhất viên thông, có lời nói rằng : “Sơ ư văn trung, nhập lưu vong sở” cho đến “Tịch diệt hiện tiền”. Nếu được như thế, trong khảy móng tay thấu qua được ba lớp “Không” tức cùng chư Phật chẳng khác.
Về phần kinh Kim Cang có nói đến bốn Quả :
- Tu-đà-hoàn là “Nhập-lưu” mà chẳng có sở nhập, chẳng nhập sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, ấy gọi là Tu-đà-hoàn. Cho nên sự chứng của Tu-đà-hoàn đồng với “Sơ ư văn trung, nhập lưu vong sở” của Ngài Quán-thế-âm nói : “Nhập-lưu chẳng phải pháp có, chỉ là chẳng nhập lục trần, an nhiên thường trụ, ấy là Nhập-lưu thôi”.
- Cho đến Tư-đà-hàm gọi là “Nhất-vãng-lai” mà thật chẳng có vãng lai.
- A-na-hàm gọi là “Bất-lai” mà thật chẳng có bất lai, bởi vì “Vãng” thì nhập trần, “Lai” thì trở về căn bản.
- Tư-đà-hàm dù đã được Vãng-lai mà chưa được chẳng vãng lai. A-na-hàm không những chẳng vãng mà cũng chẳng lai.
- A-la-hán thì cái ý vãng-lai đều hết đến "vô pháp khả đắc”. Vậy thì tên gọi “Tứ quả” kỳ thực là một pháp. Chỉ trải qua ba lớp “Không”, nên có sự khác biệt của sâu cạn mà thôi.
Lời của hai Kinh vốn phù hợp với nhau mà người thế gian chẳng hiểu nên phải nói trắng ra.
Theo Tăng Phụng Nghi thì Tô Tử Do là người đã gặp Thiện-tri-thức, phát minh ý chỉ hai Kinh, dù như mới lạ nhưng phải tự trong lòng phát xuất ra, cho đến câu : “Trong một khảy móng tay … cùng chư Phật chẳng khác” nếu chẳng phải đốn-ngộ thì không thể nói lời này được.
GHI CHÚ : Chấp “Có” thì lấy “Không” để phá, đây là lớp thứ nhất. Chấp “Không” thì lấy “Không Không” để phá, đây là lớp thứ hai. Sau cùng “Không Không” cũng phải quét sạch, đây là lớp thứ ba.
Quảng đại trí huệ quán
Bi quán cập Từ quán
Thường nguyện thường chiêm ngưỡng”.
“Chơn-quán” là “Nhị tướng chẳng sanh”.
“Thanh tịnh quán” là “Tận văn bất trụ”, “Giác sở giác không”.
“Quảng đại trí huệ quán” là “không giác cực viên” cho đến “Tịch diệt hiện tiền”.
Với Phật Như-lai đồng một Từ lực gọi là “Từ quán", Với các chúng sanh đồng một Bi ngưỡng gọi là “Bi quán”.
“Không giác cực viên” tức là trong Kinh đã nói : Thân tâm chẳng thể đến. “Sanh diệt đã diệt” tức là trong Kinh đã nói : Sanh diệt cả hai đều lìa.
“Tịch diệt hiện tiền” tức là trong Kinh đã nói : Thế thì thường chân thật.
Lấy Kinh để chứng Kinh thì nghĩa tự đầy đủ. Ông Tô Tử Do (em của Tô Đông Pha) có luận : Lăng Nghiêm và Kim Cang là hai Kinh khế hợp nhau.
Quán-thế-âm dùng văn, tư, tu làm đệ nhất viên thông, có lời nói rằng : “Sơ ư văn trung, nhập lưu vong sở” cho đến “Tịch diệt hiện tiền”. Nếu được như thế, trong khảy móng tay thấu qua được ba lớp “Không” tức cùng chư Phật chẳng khác.
Về phần kinh Kim Cang có nói đến bốn Quả :
- Tu-đà-hoàn là “Nhập-lưu” mà chẳng có sở nhập, chẳng nhập sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, ấy gọi là Tu-đà-hoàn. Cho nên sự chứng của Tu-đà-hoàn đồng với “Sơ ư văn trung, nhập lưu vong sở” của Ngài Quán-thế-âm nói : “Nhập-lưu chẳng phải pháp có, chỉ là chẳng nhập lục trần, an nhiên thường trụ, ấy là Nhập-lưu thôi”.
- Cho đến Tư-đà-hàm gọi là “Nhất-vãng-lai” mà thật chẳng có vãng lai.
- A-na-hàm gọi là “Bất-lai” mà thật chẳng có bất lai, bởi vì “Vãng” thì nhập trần, “Lai” thì trở về căn bản.
- Tư-đà-hàm dù đã được Vãng-lai mà chưa được chẳng vãng lai. A-na-hàm không những chẳng vãng mà cũng chẳng lai.
- A-la-hán thì cái ý vãng-lai đều hết đến "vô pháp khả đắc”. Vậy thì tên gọi “Tứ quả” kỳ thực là một pháp. Chỉ trải qua ba lớp “Không”, nên có sự khác biệt của sâu cạn mà thôi.
Lời của hai Kinh vốn phù hợp với nhau mà người thế gian chẳng hiểu nên phải nói trắng ra.
Theo Tăng Phụng Nghi thì Tô Tử Do là người đã gặp Thiện-tri-thức, phát minh ý chỉ hai Kinh, dù như mới lạ nhưng phải tự trong lòng phát xuất ra, cho đến câu : “Trong một khảy móng tay … cùng chư Phật chẳng khác” nếu chẳng phải đốn-ngộ thì không thể nói lời này được.
GHI CHÚ : Chấp “Có” thì lấy “Không” để phá, đây là lớp thứ nhất. Chấp “Không” thì lấy “Không Không” để phá, đây là lớp thứ hai. Sau cùng “Không Không” cũng phải quét sạch, đây là lớp thứ ba.