17:36 EDT Thứ sáu, 04/10/2024

Giới Thiệu

Thiền sư Liễu Quán

Nhằm tăng cường lòng tin Pháp-môn, chúng tôi giới thiệu cùng các bạn Thiền-sư Liễu Quán (1667 - 1743), đời Pháp thứ 35 tông Lâm Tế, một người Việt Nam tham thiền đạt ngộ. Tư liệu này được trích trong sách "Lịch sử Phật giáo Đàng Trong VN" của Nguyễn Hiền Đức.          ...

Pháp Âm Khai Thị

Liên Kết Trang

TS DUC SON
TS NGUYET KHE
HUE NANG

Danh mục chính

Trang nhất » Theo Dấu Chân Xưa » Chia sẻ

Thiền và Giáo

Chủ nhật - 24/03/2013 17:58 Xem: 1855
Thiền-môn khi thất truyền thì trở thành Giáo-môn ...
Thiền và Giáo

Thiền và Giáo

       Theo dòng lịch sử mà nói thì Thiền không bao giờ tách khỏi Giáo, nó chính là kết quả của Giáo, nhờ nó mà Giáo được chứng minh tỏ sáng, được củng cố hoàn mỹ để Phật-giáo luôn ứng hợp với mọi căn cơ ở mọi thời đại. Giáo là dạy người ta thực hành, Thiền là hành (vô sở hành). Cho nên giữa Giáo và Thiền chúng ta cần phải hiểu cho đúng. Giáo mà không có Thiền thì chỉ còn là tín điều, là sự tín ngưỡng nên dễ lọt vào mê tín. Thiền mà không có Giáo thì như người đi trong đêm tối mà không có đèn.

       Nói Thiền thất truyền là thất truyền cái gì ? là thất truyền đời sống tự do tự tại, giác ngộ giải thoát… thất truyền đời sống vô sở trụ. Khi đó, người ta chỉ còn ôm giữ lời dạy của Thầy-Tổ để nghiên cứu, xem, nghe, đọc, tụng,… sự thực hành trở nên khô cứng như nước bị đóng băng. Thiền khi đó chẳng còn là đời sống linh động nữa mà trở nên cục bộ và nhàm chán… một đời sống được lập trình, một vai diễn mệt mõi… Thiền đã bị bệnh !
       Lớp học phải có thầy giáo, Thiền-đường phải có Thiền-sư. Thiền-sư dùng Kinh-điển giống như thầy giáo dùng sách giáo khoa để dạy cho học sinh vậy. Nếu không có thầy giáo trực tiếp giảng dạy thì học sinh khó mà dùng sách giáo khoa (Kinh-điển) để tự học, tự biết được; Bệnh-viện phải có thầy thuốc, nếu không thì bệnh nhân chẳng thể tự kê toa, tự điều trị cho mình khỏi bệnh. Việc tự học, tự trị nầy thường không đem lại kết quả như mong muốn.
       Tham thoại-đầu, tham Công-án là để phát minh tâm địa (minh Tâm kiến Tánh) cũng giống như nghiên-cứu-sinh làm luận-án Tiến-sĩ vậy. Ngày xưa chư Tổ thường dùng Thân-giáo (thủ đoạn) trực tiếp chỉ thẳng Bản-tâm cho người học ngay đó khai-ngộ hoặc khởi chân-nghi mà tự mình chẳng hay. Việc dụng công (vô công dụng) chẳng có tác ý nên ít phí sức và thường đem lại kết quả.
       Thiền-đường ngày nay chưa có người Kiến-tánh khai-thị (lớp học vắng bóng giáo viên), hành-giả phải nhờ vào Kinh-điển, đĩa giảng (giáo)... để tự tham-cứu (học chay). Nên nói Thiền thất truyền còn Giáo là vậy. Nói lên điều nầy chẳng có ý phỉ báng, chỉ là tiếng chuông lạc lõng giữa đêm khuya để cảnh tỉnh Chư hành-giả tự xem lại mình đang ở đâu, đang làm gì và phải làm gì ?  
 

Tác giả bài viết: Đạo Hiền

Nguồn tin: thamtosuthien.net

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: Thiền và Giáo

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn